Tuesday, November 26, 2013

Cú điện thoại của người yêu đã chết



                
www.chuyenkinhdihay.blogspot.com - Cynthia và Alvin là đôi bạn, chơi với nhau từ nhỏ, và khi đến tuổi thiếu niên, thì tình bạn của họ chuyển thành tình yêu, nhưng bố mẹ hai bên không chấp thuận.
        
Rồi Alvin nhận được một học bổng du lịch. Sợ tình yêu sẽ ảnh hưởng đến việc học của Alvin, bố mẹ của cậu tìm đến Cynthia, yêu cầu cô tránh mặt Alvin. Nghĩ đến sự nghiệp của Alvin nên Cythia đồng ý.
        
Alvin cực kỳ suy sụp. Vài ngày sau, Cynthia nghe chị của Alvin nói rằng, cậu đã tới London. Nhiều tháng trôi qua, Cynthia không nhận được tin gì từ Alvin nữa, cô gọi điện thoại cho chị gái của Alvin để hỏi thăm. Chị của Alvin nói rằng cậu vẫn khỏe mạnh, học giỏi và đã có bạn gái mới, Cynthia cảm thấy mọi vật đều như sụp đổ, dù đó là điều tốt nhất cho Alvin. Cô cố quên Alvin nhưng không thể. Cynthia trở nên tuyệt vọng và hay khóc.
       
Một đêm, khi Cynthia đang khóc, thì có tiếng chuông điện thoại. Đầu giây bên kia là tiếng của Alvin :
       
- Cynthia, đừng khóc, Anh sắp về nhà rồi, chờ anh nhé !
         
 Chỉ được có thế thôi, rồi Alvin vội vã gác điện thoại.
        
Đêm hôm đó, Cynthia nằm mơ thấy Alvin. Họ gặp nhau ở công viên trước đây hai người thường đến chơi, Alvin nói rằng chàng rất vui khi được gặp lại Cynthia, và chàng không hề có bạn gái mới. Nhưng trước khi Cynthia kịp hỏi gì... thì Alvin đã biến mất.
        
Sáng hôm sau, Cynthia vội vã gọi điện thoại cho chị của Alvin, kể lại mọi chuyện và hỏi có phải Alvin sắp về ? . Chị gái của Alvin chợt òa khóc :
        
- Cynthia, chị xin lỗi em, tất cả là do chị nói dối đấy. Alvin đã mất cách đây 6 tháng, nó đã bị tai nạn xe cộ.....Alvin từng nói là : nó không chịu được khi thấy em buồn.....Chị đã nghĩ là có thể nói dối... để em quên Alvin.....
       
Cho dù Cynthia khẳng định một ngàn lần rằng, đêm hôm trước. Alvin đã thực sự gọi điện thoại về cho cô, thì chị gái của Alvin vẫn khăng khăng cho rằng là do Cynthia tưởng tượng và sự thật là alvin đã chết rồi.
       
Nhưng Cynthia không tin. Cô tin rằng Alvin sẽ gọi điện thoại lần nữa. Và đúng như thế, khoảng bằng giờ đêm hôm trước, điện thoại lại reo vang, Cynthia mừng rỡ nhấc máy,
       
Lần này , Alvin nói nhiều hơn, rằng chàng chưa bao giờ quên Cynyhia được, nhưng họ vẫn có thể nói chuyện qua điện thoại như vậy.
       
Tiếng mẹ Cynthia hỏi bố của cô, khi ông mới vừa bước vào nhà.
        
- Anh đã sửa điện thoại rồi à ? Em thấy Cynthia nói chuyện với ai đó suốt cả đêm hôm qua.
        
Bố Cynthia lắc đầu khó hiểu :
        
 Em làm sao thế ? Anh chưa sửa điện thoại, máy vẫn hỏng mà ! ( Petalia )

   

Thursday, November 21, 2013

Những tác phẩm nghệ thuật kinh dị từ đồ ăn



 
Theo Trí Thức Trẻ
www.duongdoimuonneo.blogspot.com - Những hộp cơm Bento kiểu Nhật này khiến bất cứ ai cũng phải giật mình khi nhìn thấy, liệu người ta có dám ăn chúng không?

Nói đến Bento - hộp cơm trưa kiểu Nhật - là người ta nghĩ ngay đến những hộp cơm đẹp mắt với các món ăn phong phú, đầy đủ dinh dưỡng. Thế nhưng cô Hotaru Yamakawa lại muốn đem đến cho mọi người một cách nhìn nhận khác.

Từ những nguyên liệu đơn giản như cơm, trứng, rau củ, rong biển, cà chua... Yamakawa đã biến những hộp cơm Bento thành tác phẩm nghệ thuật kinh dị.



















Theo Tri Thức Trẻ

Wednesday, November 6, 2013

Bí ẩn vụ án "thoắt ẩn, thoát hiện" của cậu bé khuyết tật




Vụ án
Bìa cuốn sách "Missing 411"

Theo Trí Thức Trẻ

Điều kỳ lạ không chỉ ở sự biến mất không dấu vết của cậu bé Casey mà còn bởi sự xuất hiện đột ngột của cậu sau đó 2 ngày.

Được tập hợp trong cuốn "Missing 411", tuyển tập những vụ án bí ẩn không lời giải đáp, vụ mất tích bí ẩn của cậu bé Casey Holiday, người Mỹ trở thành một trong những vụ án nổi cộm nhất trong thời kỳ đầu những năm 1990. Nhưng cho tới nay, vụ án vẫn đi vào ngõ cụt sau nhiều năm điều tra không có manh mối.


Cậu bé Casey, 11 tuổi được thông báo mất tích vào ngày 14/10/1990 vào khoảng 10h sáng gần nhà thuộc thành phố Maries, bang Idaho, Mỹ. Casey sinh ra vốn đã là trẻ khuyết tật, cậu sống cùng với bác của mình tại căn hộ cách thành phố Maries 8 dặm về phía Nam. Được biết, hôm đó, Casey đi dạo cùng với chú chó quanh khu vực Alder Creek. Vào thời điểm Casey mất tích, thời tiết lúc đó rất khắc nghiệt. Vì vậy, chó nghiệp vụ cũng không thể lần ra được dấu vết của Casey và chú chó.

Bất ngờ sau 2 ngày mất tích, người ta lại phát hiện thấy Casey tại nơi mà cậu đã "biến mất" trong tình trạng nói lảm nhảm và hoảng loạn. Lúc đó, chân Casey không mang theo giày. Được biết, ngay vào thời điểm Casey được báo mất tích, 100 người đã được huy động tìm kiếm. Nhưng các manh mối về cậu bé khuyết tật và chú chó nhỏ dường như là con số 0.

Vụ án
Cậu bé Casey bất ngờ xuất hiện tại nơi mất tích sau 2 ngày (ảnh minh họa)

Điều khiến các nhân viên điều tra phải vò đầu bứt tóc ở đây là làm cách nào một cậu bé khuyết tật và chú chó nhỏ đã sống sót được 2 ngày trong điều kiện ngoài trời mưa gió và lạnh buốt? Và tại sao cậu lại biến mất đột ngột không dấu vết rồi lại bất thình lình xuất hiện trong sự ngỡ ngàng của nhiều người như vậy? Chỉ biết rằng, cho đến nay, những câu hỏi này vẫn là ẩn số không lời giải đáp.

Bí ẩn "rùng mình" về thế giới phù thủy xưa




bi-an-rung-minh-ve-the-gioi-phu-thuy-xua

Theo Màn Ảnh Sân Khấu

Nhiều người tin rằng, phù thủy là có thật và sự tồn tại của họ có thể làm hại hay giúp ích cho con người...

Người ta cho rằng, cách đây 400 năm là thời kì hoàng kim của phù thủy. Thế giới tràn ngập ma thuật, lễ hiến tế, các nghi thức cầu xin trời đất, thánh thần. Niềm tin vào sự xuất hiện của phù thủy vẫn còn tồn tại trong tín ngưỡng của một số quốc gia cho đến tận hôm nay, hầu hết là ở châu Phi và châu Á.

Những câu chuyện “rùng mình” về thế giới phù thủy

Năm 1785, bà Elly Kedward ở thị trấn Blair (Burkittsville, Maryland, Mỹ ngày nay) bị dân chúng đuổi vào rừng vì bị kết tội sử dụng ma thuật và bị vu là phù thủy. Kể từ đó, có nhiều đứa trẻ bị mất tích trong rừng và người ta đồn rằng, phù thủy này đã dụ dỗ chúng về sào huyệt, bắt vài đứa úp mặt vào tường rồi giết những đứa còn lại…

Năm 1824, có 11 nhân chứng thấy bé Eileen bị kéo xuống con lạch Tappy East bởi một sức mạnh vô hình. 13 ngày sau, con lạch bị ô nhiễm trầm trọng, dân làng phải di chuyển hết gia súc của mình ra khỏi vùng nước ô nhiễm.
bi-an-rung-minh-ve-the-gioi-phu-thuy-xua

Tháng 3 năm 1886, một bé gái là Robin Weaver bị mất tích trong rừng, dân làng cử một nhóm người đi tìm kiếm. Vài ngày sau, Robin trở về và nói rằng, có một người phụ nữ đã giam cô ở một căn nhà cũ, Robin đã thoát bằng cửa sổ và trở về nhà an toàn nhưng những người đi tìm cô bé không bao giờ trở về nữa. 

Dân làng tìm đến sự giúp đỡ của cảnh sát, nhưng khi tìm kiếm, họ không hề phát hiện ra một cái xác nào mà chỉ có mùi xác chết bốc lên nồng nặc trong rừng. Thị trấn Burkittsville tràn ngập mùi tử khí, chết chóc và những vụ biến mất bí ẩn cùng lời thì thầm về một lời nguyền của phù thủy.

Quyền năng của phù thủy

Các trò pháp thuật phù thủy rất thịnh hành ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc và một số quốc gia châu Phi. Những người theo môn phái Kinh Mật Tông thừa nhận sức mạnh của bùa chú, pháp thuật và cho rằng, chúng góp phần tạo nên niềm tin tôn giáo. 

Những tài liệu hàng nghìn năm ghi nhận vua Pàla (Ấn Độ cổ) đã tạo ra thuốc trường sinh bằng phép thuật, phân phát cho mọi người để những người già 100 tuổi có thể trẻ lại.
bi-an-rung-minh-ve-the-gioi-phu-thuy-xua

Pháp sư (phù thủy) cầm trịch những buổi lễ và niệm thần chú để thực hiện một yêu cầu của thân chủ. Thần chú của phù thủy gọi là mantra và chỉ có họ mới đọc thần chú linh nghiệm. Người ta cho rằng, khi nghe các âm thanh mantra, ma quỷ sẽ sợ hãi, biến đi trong phút chốc.

Tại Ai Cập cổ đại,  pháp thuật là một phần quan trọng trong niềm tin của người dân. Những thầy tu cao cấp ở Hy Lạp thời cổ đại trong các buổi hành lễ ở đền thờ thường dùng pháp thuật mở cửa đền và đốt sáng các ngọn đuốc mà không cần đến các công cụ. Người Ai Cập tin vào sự linh thiêng của các dòng sông và thầy tư tế có quyền năng phù thủy.
bi-an-rung-minh-ve-the-gioi-phu-thuy-xua

Ở châu Phi, phù thủy thường là phụ nữ già xấu xí, sống độc thân và bị coi là mối đe dọa đối với con người vì người ta cho rằng họ chính là nguyên nhân gây ra ốm đau, đói kém, mất mùa, thiên tai, dịch bệnh, chết chóc…

Người Ghana còn có hẳn một khu làng để giam giữ, cách ly những người làm nghề phù thủy. Các bộ tộc da đỏ ở Nam Mỹ thì tin tưởng vào quyền năng của phù thủy, họ thường tổ chức các buổi nhảy múa quanh đống lửa và dùng pháp thuật để chữa bệnh cho mọi người.
bi-an-rung-minh-ve-the-gioi-phu-thuy-xua

Ở các bộ tộc như Zulu và các dân tộc nói tiếng Bantu ở Nam Phi, phù thủy luôn là phụ nữ và có vị trí vô cùng quan trọng. Phù thủy thường mặc bộ trang phục lộng lẫy làm bằng da động vật, lông vũ và sơn mặt. Tóc của họ được tết lại rất phức tạp, nhuộm màu đỏ tươi. Họ thường mang theo những biểu tượng nghề nghiệp của họ như khiên, vòng, bùa chú...

Trong niềm tin của nhiều người, phù thủy là có thật và sự tồn tại của họ có thể làm hại hay giúp ích cho con người, nói dễ hiểu hơn là có phù thủy “tốt” và phù thủy “xấu”. Ngày nay, niềm tin ấy vẫn còn tồn tại và mang lại mối nguy hiểm cho những người bị coi là phù thủy. Ở nhiều quốc gia, phù thủy bị truy lùng ráo riết và bị sát hại hết sức dã man.

Sự thật kỳ bí đến khó tin về thế giới phù thủy



Sự thật kỳ bí đến khó tin về thế giới phù thủy 1
Theo Trí Thức Trẻ

Lạc vào thế giới thần bí của những phù thủy...

Từ xa xưa, nhiều người cho rằng, phù thủy là có thật và sự tồn tại của họ sẽ luôn làm hại đến cuộc sống của con người. Nhưng bên cạnh đó, có khá nhiều câu chuyện thú vị liên quan đến thế giới phù thủy xưa kia. Cùng điểm lại một vài sự thật về phù thủy mà có lẽ nhiều người trong chúng ta chưa biết qua bài viết dưới đây.
1. Hầu hết phù thủy không bị thiêu trên cột 
Khi nói về cuộc hành quyết các phù thủy, hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh một người phạm bị trói buộc trên giàn thiêu và xung quanh là đám đông xì xào bàn tán cùng cái nhìn giận dữ. 
 
 
Nhưng sự thật, những người bị buộc tội là phù thủy không bị hành quyết bằng phương pháp thiêu mà họ thường bị treo cổ. Trong phiên tòa xét xử phù thủy vào năm 1692, không ai bị kết án "chết cháy" mà hầu hết họ được tuyên án xử tội treo cổ. 
Một phương pháp khác được áp dụng để xử tội phù thủy trong phiên tòa xét xử này đó là "ép" họ tới chết bằng những tảng đá lớn. Nạn nhân của cách hành quyết đó là Giles Corey. Mặc dù ông phản bác lại tội trạng sử dụng yêu thuật nhưng tòa án đã ép ông phải nhận tội. 
Sự thật kỳ bí đến khó tin về thế giới phù thủy 2
Quá trình "ép nhận tội" này được thực hiện một cách khá bài bản. Họ đặt lên người ông một tấm gỗ to sau đó đặt đá lên. Số lượng đá sẽ tăng dần nếu ông còn ngoan cố không chịu nhận tội. Và ông đã chết sau khi cố gắng cầm cự và chịu đau đớn trong 2 ngày.  
2. Không phải phù thủy nào cũng là người xấu
Chúng ta thường cho rằng, hình ảnh phổ biến của một phù thủy đó là: một người phụ nữ già xấu xí với mụn cơm trên mặt, cưỡi chổi và khoác trên mình chiếc áo choàng đen cùng chiếc nón chóp nhọn.
Sự thật kỳ bí đến khó tin về thế giới phù thủy 3
 
Tuy nhiên, những ai đã quen thuộc với “Những phù thủy xứ Oz” đều biết, bên cạnh phù thủy "xấu" cũng có phù thủy "tốt". Trong lịch sử, phù thủy tốt (hay phù thủy trắng) là những người có lòng tốt bụng, luôn đi cứu chữa bệnh cho mọi người chứ không phải như những mụ phù thủy chuyên gây rắc rối. 
Sự thật kỳ bí đến khó tin về thế giới phù thủy 4
Nhưng trong biên niên sử Narnia, nhà văn C.S. Lewis đã đảo ngược quan điểm này khi ông tạo hình một phù thủy trắng nhưng lại có trái tim băng giá và độc ác.
3. Phù thủy không nhất thiết phải là nữ
Bắt nguồn từ việc trọng nam khinh nữ, nhiều người tin rằng, phụ nữ nhạy cảm hơn với nghệ thuật hắc ám và sự cám dỗ của ma quỷ nên nhiều khả năng trở thành phù thủy hơn. Trong chuỗi quy luật được viết bởi vua Wessex Alfred Đại đế vào năm 893 có quy định rằng, phù thủy là một phạm trù dành riêng cho nữ giới. 
Tuy nhiên, sự thật là, không chỉ riêng nữ giới, cánh đàn ông cũng thực hiện nhiều phép thuật và họ được gọi bằng cái tên khác như là thầy pháp hoặc thuật sĩ .
Sự thật kỳ bí đến khó tin về thế giới phù thủy 5
 
Đã có vô số phụ nữ và nam giới bị bức hại bừa bãi vì bị cho là phù thủy trong suốt lịch sử. Trong các phiên tòa xét xử phù thủy tại Đức kéo dài từ năm 1581 - 1593, đã có tổng cộng 368 người đã bị hành quyết và dẫn đầu số nạn nhân đó là những người đàn ông. 
Họ bao gồm rất nhiều thành phần như linh mục, thẩm phán, ủy viên hội đồng... "Những phù thủy" này bị kết án và hỏa thiêu với những lý do hết sức ngẫu nhiên chẳng hạn như đi lang thang một mình trong đêm, hay chỉ đơn giản hơn vừa đi vừa ngân nga bài hát nào đó.
4. Không bằng chứng xác thực nhưng bị kết luận là phù thủy 

Sự thật kỳ bí đến khó tin về thế giới phù thủy 6
Trong các phiên tòa xử phù thủy ở Salem, hầu hết bằng chứng được đưa ra để cáo buộc người đó là "phù thủy" chỉ là những bóng ma. Các nhân chứng kể lại rằng, họ thấy linh hồn của người bị kết tội xuất hiện trong giấc mơ của mình nhưng cơ thể của bị cáo lại ở một nơi khác. Lúc đó, phần "người" của phù thủy đó đang làm những điều ác. 
Sự thật kỳ bí đến khó tin về thế giới phù thủy 7
Qua lời kể đó, phiên tòa sẽ nhận định, chính ma quỷ cùng tay sai của nó đã đưa lối linh hồn, điều khiển người đó đi lạc lối. Không chỉ vậy, một vài bằng chứng khác cũng được sử dụng để buộc tội, đó là những "dấu ấn phù thủy" trên cơ thể họ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu hiện đại đã cho thấy, các dấu hiệu được nói đến khi đó chỉ là những vết thương nhỏ trên da hoặc dị tật bẩm sinh mà thôi.
5. Phù thủy không chỉ đội mũ nhọn

Sự thật kỳ bí đến khó tin về thế giới phù thủy 8
Hình ảnh rập khuôn thường được biết đến về phù thủy là một bà già xấu xí đội chiếc mũ đen, cao, nhọn, rộng vành. Nhưng trên thực tế, đã có những giả thuyết, bằng chứng chỉ ra, phù thủy không chỉ đội những chiếc mũ nhọn hoắt như vậy.

Sự thật kỳ bí đến khó tin về thế giới phù thủy 9
Một trong những bằng chứng đưa ra đó là ở những tranh khắc gỗ thời Trung cổ, hình ảnh phù thủy hiện lên trong trang phục phù hợp với thời đại đó, bao gồm khăn trùm đầu và mũ kiểu khác nhau. Nhiều phù thủy còn để đầu trần, với những lọn tóc bay trong gió. 

Ly kỳ chuyện bản nhạc "sát nhân" Gloomy Sunday



 

Kể từ khi ra đời, bản nhạc bí ẩn này đã khiến hơn 100 người chết...

Lịch sử nhuốm màu tội ác
Vào một buổi chiều cuối năm 1932 tại thủ đô Paris, Pháp, trong không khí nặng nề, u ám, lạnh lẽo của một chiều mưa; nhạc sĩ dương cầm Rezso Seress đang ngồi chơi đàn bên cửa sổ. Chính ngoại cảnh u buồn ấy đã gợi cảm hứng để những giai điệu đầu tiên cho một bản nhạc mới dần xuất hiện trong ông và chỉ nửa tiếng đồng hồ sau, tác phẩm ấy đã ra đời. Đó chính là bản nhạc Gloomy Sunday (tạm dịch là: Ngày Chủ nhật u buồn).
 
Bản nhạc này thể hiện tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng của một người đàn ông thất tình, “ngồi một mình, nghe hơi mưa”, đợi chờ khôn nguôi một tình yêu đích thực. Đây cũng chính là tâm trạng của Rezso trong những tháng ngày ấy. Anh đã dành trọn tình yêu cho một người phụ nữ nhưng cô đã cự tuyệt anh. Rezso luôn tôn thờ và hy vọng vào tình yêu này, bởi vậy khi bị từ chối, anh vô cùng khổ đau và choáng váng. Trong nỗi thất vọng, anh đã đặt bút viết nên bản nhạc sầu thảm nhất trong cuộc đời mình. Hoàn thành bản nhạc, Rezso đã cảm thấy lòng mình nhẹ vơi đi đôi chút… Nhưng anh đâu biết rằng, chính “đứa con tinh thần” ấy lại đem tai họa đến hàng chục người sau này!
Bản nhạc này đủ hay để các hãng thu âm thời bấy giờ có thể nhận lời phát hành đĩa nhưng không một hãng nào đồng ý vì “nghe nhạc và lời quá buồn thảm, rợn người”. Phải mất vài tháng sau, Rezso mới tìm được một hãng băng đĩa kí hợp đồng mua bản nhạc này, in đĩa và phát hành tại nhiều thành phố lớn trên thế giới. Kể từ đó, bản nhạc ma quái bắt đầu gieo rắc tội ác, mang “lưỡi hái của Thần Chết” tới nhiều người.
Tại Budapest, một người đàn ông ngồi trong quán cafe đông đúc, yêu cầu nhạc công chơi bản “Gloomy Sunday”. Ông vừa nhấm nháp champagne, vừa thưởng thức bản nhạc. bản nhạc chấm dứt, ông ta trả tiền, rời khỏi quán và vẫy một chiếc taxi. Đó cũng là những giây phút cuối cùng của cuộc đời ông khi vừa bước lên xe, ông liền lôi ra một khẩu súng và tự kết liễu cuộc đời bằng một phát bắn chí mạng.

Một cô gái bán hàng trẻ đã treo cổ tự tử tại Berlin vài ngày sau đó. Khi phát hiện ra thi thể cô, người ta thấy bên dưới chân cô có tờ giấy in bản nhạc “Gloomy Sunday”. Tại New York, một cô thư kí xinh đẹp cũng tự tử bằng hơi gas trong căn hộ chung cư của mình. Tại hiện trường, người ta tìm thấy mẩu giấy nhỏ ghi lại tâm nguyện cuối đời của cô: mong muốn được chơi bản nhạc “Gloomy Sunday” trong lễ an táng.
Thời điểm đó, bản nhạc này đã bị coi là gây ra những cái chết lạ lùng cho một số người nghe nó, không phân biệt tuổi tác, tầng lớp. Một người đàn ông 80 tuổi tự kết liễu cuộc đời bằng cú nhảy từ cửa sổ tầng 7 xuống đất trong khi đang nghe bản nhạc này. Một cô bé 14 tuổi chết đuối khi trong tay còn đang cầm một bản copy của bản nhạc ma quái này. Quái dị hơn, tại Italia, một cậu bé đang đi trên đường bỗng gặp một người đàn ông đang chơi bản nhạc “Gloomy Sunday”. Cậu đột ngột dừng lại, dốc sạch số tiền trong túi ra cho người ăn xin đó, rồi chẳng nói chẳng rằng đi tới một cây cầu, nhảy xuống tìm lấy cái chết.
Trên khắp thế giới, tin tức về những cái chết liên quan tới bản nhạc này ngày càng nhiều, chân thực có mà được thêu dệt dựa trên trí tưởng tượng của những người kém bóng vía cũng không ít. Tại Anh, các công ty truyền thông nước này đã phải cấm phát nhạc này trong những buổi phát thanh thường lệ trên làn sóng của mình. Rồi tại nhiều buổi biểu diễn, nhiều ca sĩ chết trong lúc hát, khán giả đột tử trong lúc nghe. Lệnh cấm lưu hành bài hát được nhiều nước đưa ra, nhưng càng cấm thì bài hát càng nổi tiếng, càng được nhiều người tò mò, cho rằng đó là chuyện tầm phào và tìm mua để… nghe thử. Kết cục đến với họ là những cái chết không lí do. Có tới 15 quốc gia đã đâm đơn kiện buộc tội Rezso có liên quan đến những cái chết này.
Khi báo chí thống kê được số lượng khổng lồ những vụ tự tử bắt nguồn từ bản nhạc này gửi tới Rezso, anh ta đã thực sự hoảng loạn. Anh chẳng hiểu vì sao “đứa con tinh thần” ra đời trong giây phút tâm trạng u ám, sầu thảm ấy lại gây ra nhiều tai họa đến như vậy. Anh càng kinh hoàng hơn khi chính người yêu cũ của mình cũng qua đời vì “Gloomy Sunday”. Anh cố gắng thu hồi lại bản nhạc ấy, nhưng mọi nỗ lực của anh như muối bỏ bể. Có lẽ do quá ám ảnh bởi “Gloomy Sunday” nên đến năm 1968, Rezso cũng tự kết liễu cuộc đời mình bằng một sợi dây oan nghiệt.
Vén bức màn bí ẩn
Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, người ta cũng dần quên đi bản nhạc ma quái này. Cơ quan truyền thông Anh đã nới lỏng lệnh cấm bài hát này, đài BBC đã cho phát “Gloomy Sunday” trên làn sóng phát thanh nhưng lúc này, nó chỉ còn là một bản hợp tấu (orchestral piece). Từ đó trở đi, người ta biết đến “Gloomy Sunday” theo lối hòa âm này nhiều hơn là theo bản nguyên gốc.
Thế nhưng, dù đã được chỉnh sửa lại, bản nhạc vẫn chưa thể xóa đi được “tiếng xấu” của nó. Cái chết của một người phụ nữ khi đang nghe bản nhạc này tại căn hộ của mình đã mở đầu cho chuỗi dài những cái chết tiếp nối sau đó. Cơ quan truyền thông Anh lại phải tái ban hành lệnh cấm đặc biệt đối với bản nhạc này.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã giải thích nguyên do của những cái chết này một cách khoa học để dẹp đi sự lo lắng của mọi người về bản nhạc “sát nhân”. Họ cho rằng điện ảnh, âm nhạc, trò chơi… có thể tác động tới tâm lí của con người nhưng không mang tính quyết định. Vào thời điểm bản nhạc ra đời, Hoa Kì và châu Âu đang trong giai đoạn phát triển nền công nghiệp. Kinh tế - xã hội lâm vào thời kì khủng hoảng, suy thoái trầm trọng sau Chiến tranh Thế giới thứ I, thất nghiệp gia tăng, rồi chết chóc, thương vong vương lại từ chiến tranh… 
 
Tất cả đã tác động mạnh đến tâm lý người dân và đưa họ rơi vào trạng thái mất phương hướng, trầm cảm, bi quan về cuộc sống. Lúc này, chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài như âm nhạc, phim ảnh... có tính sầu thảm sẽ rất dễ đưa họ đến quyết định tiêu cực. Bản nhạc với giai điệu ảm đảm, sầu buồn chính là “giọt nước tràn ly”; cùng với đó là sự thêu dệt của dư luận đã tạo nên xu hướng “tự tử dây chuyền” vào thời điểm đó.
Không biết có phải do “lời nguyền” của bản nhạc đã phai nhòa theo thời gian hay bởi nền kinh tế - xã hội ngày nay đã tiến bộ hơn xưa rất nhiều, mà giờ đây không có ai phải “từ giã cõi đời” bởi bản nhạc bí ẩn này nữa. Chính BBC đã dỡ bỏ lệnh cấm phát bài hát này trên các kênh sóng của mình vào năm 2002. Hiện giờ, bản nhạc này cũng có thể được tìm thấy trên các trang chia sẻ nhạc, video… toàn cầu một cách dễ dàng. (Theo Trí Thức trẻ)
*Bài viết có sử dụng thông tin tham khảo từ các nguồn: Wikipedia, BBC, Dailymail.

Chiếc gương sát nhân




 

Trong suốt hơn 200 năm, nó đã khiến gần 40 người Pháp đột tử vì chứng tràn máu não.

Chân dung kẻ sát nhân
Chiếc gương này được nghệ nhân Louis Alvarez chế tác và xuất xưởng vào năm 1743 ở Pháp. Chỉ 2 ngày sau khi hoàn thành chiếc gương, người thợ vốn đang khỏe mạnh bình thường bỗng đột ngột qua đời trong nhà xưởng vì chứng tràn máu não. Không ai liên tưởng về sự ra đi bất ngờ của ông tới chiếc gương soi kia. Nó đã được đưa ra bày bán tại cửa hàng tạp hóa và bắt đầu chuỗi hành trình gieo rắc cái chết.
Nạn nhân thứ hai sau Alvarez là Tesemer, ông chủ cửa hàng bột mì tại thành phố cảng Marseille. Tới cửa hàng mua sắm quà sinh nhật cho người vợ, ông cảm thấy thích chiếc gương và móc hầu bao mua luôn. Tối hôm đó, trong căn biệt thự lộng lẫy của mình, buổi lễ sinh nhật hoành tráng đã được diễn ra. Sau khi lấy chiếc gương ra khỏi hộp quà tặng vợ, thuận tay, ông đưa chiếc gương chạm khắc tinh xảo lên soi. Bỗng nhiên, Tesemer cảm thấy ớn lạnh toàn thân, rùng mình, đầu óc nặng trĩu, cảnh vật trước mắt chông chênh, chao đảo. Bà vợ thấy vậy vội đỡ ông, dìu vào phòng nhưng đáng tiếc, ông đã ra đi. Cũng như Louis, ông được chẩn đoán tử vong vì chứng tràn máu não. Người vợ trẻ quá đau buồn đã bán và đem cho mọi đồ vật riêng tư của ông để không gợi lại kí ức cũ. Chiếc gương "quỷ ám" thất lạc từ đó.
 
Chiếc gương sát nhân này tiếp tục “tác quái” vào 22 năm sau đó, tức năm 1765. Nạn nhân thứ ba của nó là Arnold, biên tập viên trẻ tuổi của một nhà xuất bản. Anh ta mua được chiếc gương này tại một cửa hàng trên vỉa hè thủ đô Paris và mang nó về treo ngay đầu giường của mình trong phòng ngủ. Ngay sau đó, Arnold mất tích và khi tới căn chung cư của anh để tìm, mọi người sững sờ khi thấy anh đã qua đời nhiều ngày trong chính căn hộ đó. Thật đáng sợ, nguyên nhân chính vẫn là do tràn máu não.
Nạn nhân thứ tư là Henry, một ông chủ cửa hàng đồ cổ. Trong khi đi dạo tại khu chợ mua bán đồ cũ, ông đã bắt gặp chiếc gương được chạm khắc tinh xảo này nên đã mua lại và mang về cửa hàng với hy vọng bán được chiếc gương rẻ mạt này với giá cao. Thật không may, ba ngày sau đó, Henry đã đột tử tại cửa hàng trong khi đang thưởng thức ly cà phê sữa sau bữa ăn trưa. Đặc biệt thay, nguyên nhân tử vong của ông là do chứng… tràn máu não.
Những tin đồn về chiếc gương ma này bắt đầu lan truyền khắp nước Pháp kể từ khi một người bạn thân của Henry tới dự đám tang và bất giác, giật thót người khi thấy chiếc gương “Alvarez 1743”. Ông cũng là bạn thân của Arnold - nạn nhân thứ ba của chiếc gương sát nhân. Mấy năm trước, khi tham dự đám tang của Arnold, ông cũng đã từng bắt gặp nó. Ông liên hệ cái chết của hai người bạn cùng chiếc gương quỷ quái này và họ cùng chết do chứng tràn máu não. Liệu có mối quan hệ nhân - quả gì ở đây không? Quá lo sợ nên dù chưa có chứng cứ xác thực, ông vẫn khuyên gia đình Henry mang chiếc gương này đi vứt bỏ.
Sự việc càng ngày càng quái dị hơn khi chiếc gương tiếp tục gây ra cái chết oan nghiệt cho hai nạn nhân tiếp theo là ông Hanmer và vợ ông (bà Jura) sau 70 năm lưu lạc. Bà Jura đã mua được chiếc gương cổ này trong một lần đi dạo và mang về đặt trên chiếc bàn viết ở nhà. Không ngờ được rằng việc làm vô tình đó đã gây ra cái chết oan uổng cho cả hai người ngay sau đó. Cả hai đã lần lượt qua đời trên đường tới bệnh viện cấp cứu bởi nguyên nhân vẫn là chứng bệnh tràn máu não.
Đã có thêm hơn 20 người nữa chết “bất đắc kì tử” trong vòng hơn 100 năm sau đó. Hầu hết trước khi đột tử, họ đều rất khỏe mạnh, không nghiện ngập hay mắc bất cứ chứng bệnh gì. Họ chỉ qua đời trong vòng ba ngày sau khi tiếp xúc với chiếc gương quỷ ám và nguyên nhân dẫn họ tới cái chết đều giống nhau. Trong số họ, có những người không biết tới chiếc gương này và chỉ tình cờ sử dụng nó; nhưng cũng có những người biết, tò mò, cố tình sử dụng. Dù thế nào nhưng tất cả họ đều phải nhận lấy cái chết.
Nạn nhân thứ 38 của chiếc gương là tiến sĩ Smith. Là nhà khoa học nên ông không hề tin chuyện chiếc gương này có... yêu ma hại người. Ông quyết định vén bức màn của bí ẩn này. Thế nhưng chỉ sau khi tiếp cận được chiếc gương không lâu, ông đã cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu rồi tử vong ngay sau khi dặn dò người nhà hãy cất kĩ chiếc gương hại người này. Tất nhiên, nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông vẫn giống 37 người trước.
Những giả thuyết ban đầu
Cái chết bí ẩn của tiến sĩ Smith đã thôi thúc Hiệp hội Sưu tầm Đồ cổ Pháp khẩn cấp công bố trước báo chí về sự nguy hại của việc tiếp cận chiếc gương. Nhiều nhà khoa học có sự quan tâm đặc biệt xung quanh bí ẩn này; nhưng không ai dám giữ nó lại bên mình để nghiên cứu chỉ vì “chiến tích” của nó. Họ đua nhau đưa ra những phán đoán của bản thân nhưng đều không thể chứng minh chúng.
Từ thời Trung cổ, có nhiều học giả cho rằng gương soi như một tấm sắt tự hấp thụ chất độc xung quanh và bốc hơi lên dần, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiếp xúc. Tuy nhiên, giả thuyết này không đứng vững bởi nếu đúng là mặt gương có khả năng hấp thụ hơi độc thì chỉ cần rửa bằng nước lạnh là có thể hòa tan, làm sạch chúng. Ngoài ra, không thể giải thích về nguyên nhân của sức mạnh sát thương lớn đến như vậy của chiếc gương.
Các nhà khoa học Nga thì mở rộng vấn đề hơn. Họ nhận định rằng chiếc gương không chỉ có khả năng hấp thụ chất hóa học hữu hình mà còn có thể hấp thụ các “năng lượng thông tin vô hình”. Vật chất hữu hình có thể gột rửa, nhưng với năng lượng vô hình, điều đó không thể thực hiện được. Tuy nhiên, họ chưa thể lí giải trọn vẹn tại sao trong khi những chiếc gương khác hoàn toàn bình thường thì chiếc gương kì quái này lại có thứ năng lượng vô hình đó. Ngoài ra, một số người cũng hoài nghi chiếc gương được tráng thêm những chất phụ gia độc hại nhưng không ai dám lại gần chiếc gương để… làm thí nghiệm kiểm chứng. Thời gian càng trôi đi, bức màn bí mật bao phủ quanh chiếc gương “quỷ ám” này ngày càng dày thêm, khiến mọi người nhìn nó không còn dưới “con mắt khoa học” nữa mà tin rằng bên trong nó có một “sức mạnh siêu nhiên” bí ẩn. Thậm chí, đã có bộ phim kinh dị được dựng lên từ câu chuyện kì bí này, càng tô vẽ thêm tính li kì, đáng sợ cho câu chuyện.

Liều mình vén bức màn bí ẩn
Tháng 4/2005, Waine (tiến sĩ khảo cổ người Mỹ) thực hiện chuyến bay tới Paris xin phép Hiệp hội Sưu tầm Đồ cổ Pháp tiến hành điều tra chiếc gương “ma” này thêm một lần nữa. Chuyện tiến sĩ Waine liệu có trở thành nạn nhân thứ 39 của chiếc gương sát nhân hay không bỗng trở thành tiêu điểm của giới truyền thông và dân chúng. Tuy nhiên, đề nghị này của ông không được chấp thuận bởi họ không muốn chứng kiến thêm một bi kịch nữa gây ra bởi chiếc gương.
Không nản lòng, ông đã tới gặp cháu nội của tiến sĩ Smith. Trước nỗ lực và tấm lòng chân thành của Waine, người cháu này đã giúp mang chiếc tráp gỗ có đựng chiếc gương được niêm phong kĩ giao cho ông. Sau khi có được chiếc gương, ông đã nhanh chóng đáp máy bay về Mỹ nghiên cứu.
Bỏ mặc mọi lời ngăn cản của người vợ, ông vẫn quyết tâm thực hiện hành động “điên rồ” là tìm hiểu chân tướng sự việc. Sau bao nhiên năm ngủ trong bóng tối, phủ đầy bụi bặm, cuối cùng chiếc gương ma quái cũng được nhìn thấy ánh mặt trời. Ông đã tiến hành một số nghiên cứu giám định và nhận ra tuổi của mặt gương chưa tới 100 năm. Vậy rất có thể là mặt gương đã bị ai đó thay mới vào và như vậy thì chiếc khung gỗ xinh xắn được chạm khắc tinh xảo kia chính là hung thủ giết người hàng loạt.
Sau khi rời thư viện trường đại học quay trở về nhà, bước vào phòng thí nghiệm, ông thất thần khi thấy hai con chuột bạch làm thí nghiệm nhốt trong chiếc lồng sắt đặt trước gương đã chết cứng từ bao giờ. Chiếc gương ma lại một lần nữa “tác yêu tác quái”. Khi giải phẫu, ông sững sờ khi thấy trong não chúng chứa đầy máu đọng. Chúng đã “ra đi” vì chứng tràn máu não.
Để kiểm chứng dự đoán của mình, ông đã gọt lấy một vài mẩu dăm trên khung gỗ chiếc gương để làm mẫu hóa nghiệm. Theo kết quả nhận được, chiếc khung gỗ của gương “ma” được chế tạo bằng gỗ cây coura - một loại cây gỗ rất hiếm gặp đã tuyệt chủng hơn 100 năm nay.
Theo tài liệu nghiên cứu, gỗ cây coura chứa một loại chất cực độc, khi hứng luồng ánh sáng tự nhiên càng mạnh rọi vào thì chất độc từ gỗ bay hơi tạo thành luồng khí độc càng nhiều. Khí này khiến mạch máu của não người hít phải ngay lập tức bị tắc nghẽn, nứt vỡ rồi nhanh chóng tràn máu lên não và qua đời. Tiến sĩ Waine đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần do có thói quen đóng kín rèm cửa sổ khi vào phòng thí nghiệm và thể trạng tốt. Khi ông rời khỏi phòng, để thoáng khí, bà vợ đã mở cửa sổ ra, ánh sáng mặt trời ùa vào phòng khiến chất độc bay hơi mạnh, gây nên cái chết cho hai con chuột bạch kia.
Thế nhưng, khi rất đỗi vui mừng và chuẩn bị công bố kết quả nghiên cứu tới giới khoa học và các phương tiện truyền thông thì ông tá hỏa khi chiếc gương đã “không cánh mà bay”. Bởi không có hiện vật gốc nên ông không thể chứng minh được rằng những mẩu dăm gỗ kia được gọt từ khung của chiếc gương sát nhân ấy. Bí ẩn tưởng chừng như đã có thể hé lộ ra giờ lại đang có nguy cơ bị chôn vùi…(Theo PLXH)

*Bài viết có sử dụng các tài liệu đã được Hiệp hội Sưu tầm Đồ cổ Pháp công bố.
 
Copyright © 2013 Kinh dị (Pmanth) | Powered by Blogger