Bí ẩn "rùng mình" về thế giới phù thủy xưa
Theo Màn Ảnh Sân Khấu
Nhiều người tin rằng, phù thủy là có thật và sự tồn tại của họ có thể làm hại hay giúp ích cho con người...
Người ta cho rằng, cách đây 400 năm là thời kì hoàng kim của phù
thủy. Thế giới tràn ngập ma thuật, lễ hiến tế, các nghi thức cầu xin
trời đất, thánh thần. Niềm tin vào sự xuất hiện của phù thủy vẫn còn tồn
tại trong tín ngưỡng của một số quốc gia cho đến tận hôm nay, hầu hết
là ở châu Phi và châu Á.
Những câu chuyện “rùng mình” về thế giới phù thủy
Năm
1785, bà Elly Kedward ở thị trấn Blair (Burkittsville, Maryland, Mỹ
ngày nay) bị dân chúng đuổi vào rừng vì bị kết tội sử dụng ma thuật và
bị vu là phù thủy. Kể từ đó, có nhiều đứa trẻ bị mất tích trong rừng và
người ta đồn rằng, phù thủy này đã dụ dỗ chúng về sào huyệt, bắt vài đứa
úp mặt vào tường rồi giết những đứa còn lại…
Năm 1824, có 11 nhân chứng thấy bé Eileen bị kéo xuống con lạch Tappy East bởi một sức mạnh vô hình. 13 ngày sau, con lạch bị ô nhiễm trầm trọng, dân làng phải di chuyển hết gia súc của mình ra khỏi vùng nước ô nhiễm.
Tháng 3 năm 1886, một bé gái là Robin Weaver bị mất tích trong rừng, dân làng cử một nhóm người đi tìm kiếm. Vài ngày sau, Robin trở về và nói rằng, có một người phụ nữ đã giam cô ở một căn nhà cũ, Robin đã thoát bằng cửa sổ và trở về nhà an toàn nhưng những người đi tìm cô bé không bao giờ trở về nữa.
Dân làng tìm đến sự giúp đỡ của cảnh sát, nhưng khi tìm kiếm, họ không hề phát hiện ra một cái xác nào mà chỉ có mùi xác chết bốc lên nồng nặc trong rừng. Thị trấn Burkittsville tràn ngập mùi tử khí, chết chóc và những vụ biến mất bí ẩn cùng lời thì thầm về một lời nguyền của phù thủy.
Quyền năng của phù thủy
Các trò pháp thuật phù thủy rất thịnh hành ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc và một số quốc gia châu Phi. Những người theo môn phái Kinh Mật Tông thừa nhận sức mạnh của bùa chú, pháp thuật và cho rằng, chúng góp phần tạo nên niềm tin tôn giáo.
Những tài liệu hàng nghìn năm ghi nhận vua Pàla (Ấn Độ cổ) đã tạo ra thuốc trường sinh bằng phép thuật, phân phát cho mọi người để những người già 100 tuổi có thể trẻ lại.
Pháp sư (phù thủy) cầm trịch những buổi lễ và niệm thần chú để thực hiện một yêu cầu của thân chủ. Thần chú của phù thủy gọi là mantra và chỉ có họ mới đọc thần chú linh nghiệm. Người ta cho rằng, khi nghe các âm thanh mantra, ma quỷ sẽ sợ hãi, biến đi trong phút chốc.
Tại Ai Cập cổ đại, pháp thuật là một phần quan trọng trong niềm tin của người dân. Những thầy tu cao cấp ở Hy Lạp thời cổ đại trong các buổi hành lễ ở đền thờ thường dùng pháp thuật mở cửa đền và đốt sáng các ngọn đuốc mà không cần đến các công cụ. Người Ai Cập tin vào sự linh thiêng của các dòng sông và thầy tư tế có quyền năng phù thủy.
Ở châu Phi, phù thủy thường là phụ nữ già xấu xí, sống độc thân và bị coi là mối đe dọa đối với con người vì người ta cho rằng họ chính là nguyên nhân gây ra ốm đau, đói kém, mất mùa, thiên tai, dịch bệnh, chết chóc…
Người Ghana còn có hẳn một khu làng để giam giữ, cách ly những người làm nghề phù thủy. Các bộ tộc da đỏ ở Nam Mỹ thì tin tưởng vào quyền năng của phù thủy, họ thường tổ chức các buổi nhảy múa quanh đống lửa và dùng pháp thuật để chữa bệnh cho mọi người.
Ở các bộ tộc như Zulu và các dân tộc nói tiếng Bantu ở Nam Phi, phù thủy luôn là phụ nữ và có vị trí vô cùng quan trọng. Phù thủy thường mặc bộ trang phục lộng lẫy làm bằng da động vật, lông vũ và sơn mặt. Tóc của họ được tết lại rất phức tạp, nhuộm màu đỏ tươi. Họ thường mang theo những biểu tượng nghề nghiệp của họ như khiên, vòng, bùa chú...
Trong niềm tin của nhiều người, phù thủy là có thật và sự tồn tại của họ có thể làm hại hay giúp ích cho con người, nói dễ hiểu hơn là có phù thủy “tốt” và phù thủy “xấu”. Ngày nay, niềm tin ấy vẫn còn tồn tại và mang lại mối nguy hiểm cho những người bị coi là phù thủy. Ở nhiều quốc gia, phù thủy bị truy lùng ráo riết và bị sát hại hết sức dã man.
Post a Comment