Thursday, October 31, 2013

Bức tranh cổ tố cáo tội ác ghê rợn

Bức tranh cổ tố cáo tội ác ghê rợn

 Vén màn bí mật bức tranh cổ tố cáo tội ác ghê rợn 1

 
Bức tranh "Chiếc bè của chiến thuyền Méduse" đã tạo nên scandal chính trị lớn ở Pháp, cách đây hơn hai thế kỷ.

 
Năm 1818, Théodore Géricault hoàn thành bức “Le Radeau de la Méduse” (Chiếc bè của chiến thuyền Méduse). Vượt ra ngoài những yếu tố nghệ thuật, bức tranh đã vạch trần bộ mặt tội ác của giai cấp phong kiến Pháp, rung lên tiếng chuông cảnh báo về sự tha hóa trong đạo lý làm người của xã hội đương thời…
 
Từ hành trình định mệnh…
 
Một năm sau thất bại của hoàng đế Napoleon tại Waterloo, dòng họ Bourbon được trở lại nắm quyền ở Pháp. Người Anh tỏ rõ thiện chí ủng hộ chế độ bảo hoàng (chế độ quân chủ) ở đây, trả lại cảng Saint Louis thuộc Senegal cho nước Pháp. Ngày 17/06/1816, hạm đội thuyền chiến Méduse của Pháp khởi hành tới châu Phi để nhận món quà này.

Vén màn bí mật bức tranh cổ tố cáo tội ác ghê rợn 1
Hình ảnh mô phỏng các chiến thuyền và tàu chở hàng tới châu Phi.
Hạm đội gồm 4 tàu: chiến thuyền Méduse, tàu chở hàng Loire, thuyền hai buồm Argus và tàu hộ tống Écho. Chúng được đặt dưới sự chỉ huy của Tử tước Duroy De Chaumareys - một quý tộc từng là sĩ quan hải quân nhưng đã 20 năm rồi chưa ra biển. 

Lý do để De Chaumareys được bổ nhiệm đơn giản vì ông ta là một nhân vật bảo hoàng tuyệt đối trung thành. Từng là một Tử tước (Vicomte), năm 1795, De Chaumareys đã gia nhập quân đội Anh để chống lại cuộc cách mạng Pháp. Năm 1814, khi Louis XVIII được đưa trở lại ngai vàng cũng là lúc De Chaumareys được trả công một cách xứng đáng. 
 
Vì hải quân là một bộ phận sống còn của nhà nước Pháp, nên Louis XVIII thấy cần phải "bảo hoàng hóa" hải quân. Trong bối cảnh đó, De Chaumareys trở thành một lựa chọn thích hợp, bất chấp tính kiêu căng tự phụ và sự thiếu hiểu biết về hàng hải đến mức đáng lo ngại. 

 Ông có nhiệm vụ đưa viên tổng toàn quyền mới ở Senegal - Julien-Désiré Schmaltz cùng với một số quan chức, thành phần quyền quý khác tới nơi an toàn.

Vén màn bí mật bức tranh cổ tố cáo tội ác ghê rợn 2
Tử tước De Chaumareys - kẻ dốt nát và độc ác gây ra tai nạn của chiến thuyền Méduse.
Schmaltz là một đại tá hống hách, độc tài. Y ra lệnh cho De Chaumareys đưa hạm đội đi theo lộ trình kì dị tới châu Phi mà theo y là ngắn nhất. 

Nhưng cả hai đều không biết rằng, tuyến đường họ đi vô cùng nguy hiểm, phải đối mặt với bãi đá ngầm Arguin nổi tiếng. Bất chấp sự phản đối của thủy thủ đoàn, chiến thuyền Méduse vẫn băng băng lướt sóng, thậm chí đi nhanh tới nỗi bỏ lại 3 tàu còn lại trong hạm đội.

Vén màn bí mật bức tranh cổ tố cáo tội ác ghê rợn 3
Tranh vẽ chiến thuyền Méduse.

Thế rồi, hậu quả tất yếu bởi những kẻ dốt nát gây ra đã tới. Ngày 02/07/1816, chiến thuyền Méduse mắc cạn tại một bãi đá ngầm Arguin, cách đất liền 110km. Thay vì vứt bớt đồ đạc, đại bác để cứu tàu, De Chaumareys cùng đại tá Schmaltz lại nghĩ ra một “sáng kiến” vô lương tâm.

Vén màn bí mật bức tranh cổ tố cáo tội ác ghê rợn 4
Chiến thuyền Méduse mắc cạn tại bãi đá ngầm Arguin.

Họ dùng 5 - 6 chiếc thuyền cứu hộ có sẵn, đưa số ít hành khách quyền quý và của cải lên rồi hạ thủy. Sau đó, cả hai ra lệnh cho thủy thủ đoàn và những người bình thường khác làm một chiếc bè từ gỗ của thuyền Méduse mắc cạn, gạ gẫm rằng các thuyền cứu hộ sẽ kéo chiếc bè vào đất liền.

Vén màn bí mật bức tranh cổ tố cáo tội ác ghê rợn 5
Mô phỏng mô hình chiếc bè cứu hộ được làm một cách tạm bợ.
Hàng trăm người lên bè, lạnh, đói, khát trong khi thực phẩm và nước uống ở hết trên các thuyền cứu hộ. Tình cảnh đã đẩy họ tới giới hạn. 

Chỉ sau một đêm trên biển, hơn 20 người đã chết phần vì tự tử, phần vì bị những người xung quanh ăn thịt. Kinh khủng hơn, những chiếc thuyền cứu hộ còn cố ý cắt dây thừng, mặc nhiên chèo vào bờ, bỏ lại chiếc bè giữa đại dương.

Vén màn bí mật bức tranh cổ tố cáo tội ác ghê rợn 6
Một phần bức tranh "Chiếc bè của chiến thuyền Méduse".

Sau 13 ngày, chiếc thuyền Argus quay lại và cứu được 15 người trên bè, bằng 1/10 số lượng ban đầu. Trong số những người may mắn, có bác sĩ phẫu thuật Henri Savigny, nhà địa lý Alexandre Corréard. Nhờ có họ, bức tranh “Chiếc bè của chiến thuyền Méduse” mới ra đời.
 
…. tới bức màn bóng tối được vén bởi tuyệt tác hội họa…
 
Sự việc chìm trong bóng tối khoảng 2 năm. Trong quãng thời gian ấy, Théodore Géricault đã tìm gặp hai nhân chứng sống sót. Lắng nghe câu chuyện của họ, ông đã dựng lại hình ảnh chiếc bè trong tâm trí. Sau đó, cả 3 người đã cùng phác thảo từng chi tiết của chiếc bè xấu số. 

Géricault bị ám ảnh tới mức dựng xưởng vẽ đối diện bệnh viện Beaujon, hàng ngày tới nhà xác để nhìn tận mắt màu sắc, da, xương của những người sắp chết. Ông cũng tới cảng Le Havre để ngắm nhìn biển cả, lấy cảm hứng vẽ tranh.
 
Mặc dù đang bị lao, người họa sĩ này vẫn lao vào công việc, có phần né tránh những người xung quanh. Bản thân bạn bè ông, nhất là Eugène Delacroix - một họa sĩ nổi tiếng kể lại đã nhận lời làm mẫu vẽ cho Géricault. Ngay khi nhìn bức tranh đang vẽ dở, ông đã sợ hãi tới mức chạy một mạch về nhà và không dám ra khỏi phòng.

Vén màn bí mật bức tranh cổ tố cáo tội ác ghê rợn 7
Một phần bức tranh "Chiếc bè của chiến thuyền Méduse".
Năm 1819, lần đầu tiên bức tranh được trưng bày tại bảo tàng Louvre, Paris. Nó châm ngòi cho sự bùng nổ của một scandal chính trị bậc nhất nước Pháp thời bấy giờ. 

Khán giả ngạc nhiên, sợ hãi rồi phẫn nộ, cuối cùng là thương cảm cho số phận của những người trong bức tranh. Một phong trào chống lại chế độ bảo hoàng lúc đó nổ ra mạnh mẽ. Tất cả đều đòi xử tử hình những kẻ độc ác bỏ mặc thủy thủ và hành khách trên chiến thuyền Méduse.

Vén màn bí mật bức tranh cổ tố cáo tội ác ghê rợn 8
Tác phẩm "Chiếc bè của chiến thuyền Méduse".
Ánh sáng công lý đã soi tỏ bộ mặt thật của những kẻ gây ra tội ác trước đây. Chính quyền buộc phải xử tội những kẻ liên quan. De Chaumareys đã bị xét xử trước tòa án quân sự, dẫu rằng hắn được bao che và chỉ bị phạt 3 năm tù giam. 

Schmaltz buộc phải từ chức toàn quyền ở Senegal. Đó âu cũng là một phần công lý được đòi lại nhằm tưởng nhớ những nạn nhân xấu số trên chiếc bè định mệnh.  (Theo Màn Ảnh Sân Khấu)

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Kinh dị (Pmanth) | Powered by Blogger