Xác ướp và những lời nguyền chết người
Xác ướp "Người băng Otzi"
Một ngày những xác ướp đã ngủ yên hàng nghìn năm dưới đất sâu bị đánh thức... và những lời nguyền kinh hoàng bắt đầu ứng nghiệm.
Xác ướp
"Người băng Otzi" được cặp vợ chồng người Đức Helmut và Erika Simon
phát hiện trên dãy núi Alps ở biên giới của nước Áo và Italy vào năm
1911. Đây là xác ướp được bảo
quản tự nhiên cổ nhất ở Châu Âu với hơn 5.300 tuổi. Các nhà khoa học đưa
ra nhiều giả thuyết dẫn đến cái chết của "Người băng Otzi" như tự sát,
bị giết hoặc bị hiến tế… Tuy nhiên, cho tới nay người ta vẫn chưa tìm
hiểu được thân thế, cuộc đời của xác ướp này.
Trong
lúc mọi thứ đều chưa sáng tỏ thì lời nguyền chết chóc của "Người băng
Otzi" lại trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nhiều người. Ít nhất
đã có 7 người không chết vì tai nạn cũng chết bởi những căn bệnh nan y
hiếm gặp kể từ khi xác ướp này bị đánh thức sau giấc ngủ kéo dài 53 thế kỷ.
Nạn nhân đầu tiên là một thành viên thuộc đội nghiên cứu xác ướp
– tiến sỹ Rainer Henn. Năm 1992, ông đã tử nạn trên đường đến dự buổi
hội thảo về "Người băng Otzi". Xe của Henn đâm vào một chiếc xe khác
khiến ông chết ngay lập tức. Các cơ quan an ninh đã không tìm được
nguyên nhân của vụ tai nạn. Tiếp đó, người đưa tiến sĩ Henn tới tham
quan nơi tìm ra xác ướp – nhà leo núi Kurt Fritz cũng bị vùi chết trong bão tuyết.
Nhà làm phim Rainer Hoelzl – người công bố cho cả thế giới biết về xác ướp
Otzi là nạn nhân xấu số thứ ba. Một căn bệnh lạ khiến ông đau đớn quằn
quại trong nhiều tháng và qua đời sau khi bộ phim tài liệu nói về "Người
băng Otzi" được công chiếu.
Năm 2005, chuyên gia nghiên cứu về xác ướp Otzi – ông Konrad Spindler đã tử vong không rõ nguyên nhân. Cuối cùng, lời nguyền lại ứng nghiệm với tiến sĩ Tom Loy – người đã phân tích những mẫu máu trên quần áo và vũ khí tìm thấy cạnh "Người băng Otzi". Ông đã qua đời trước khi hoàn thành một cuốn sách nói về xác ướp này.
Hàng loạt những cái chết đột ngột không rõ nguyên nhân của các nhà khảo cổ học và chuyên gia nghiên cứu sau khi tiếp xúc với "Người băng Otzi" khiến người ta liên tưởng đến sự tồn tại của một lời nguyền chết chóc. Tuy nhiên, cho tới tận bây giờ, khoa học vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời cho những bí ẩn xung quanh lời nguyền này.
Xác ướp Pharaoh – Lời nguyền trừng phạt của đấng tối cao
Ngày 4/11/1929, nhóm khai quật của nhà khảo cổ học Howard Carter đã phát hiện ra ngôi mộ của vua Tutankhamun. Đây là sự kiện gây chấn động thời bấy giờ, bởi khám phá này là một bước đột phá trong lĩnh vực khảo cổ học. Tuy nhiên, nó cũng mang đến không ít nghi ngờ và sợ hãi về một lời nguyền trừng phạt của Pharaoh.
Truyền thuyết kể rằng những ai đánh thức giấc ngủ dài của Pharaoh sẽ phải hứng chịu lời nguyền của Ngài:“Bất cứ kẻ nào vào mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ bóp cổ hắn như bóp một con chim”.
Vào đúng ngày tìm thấy lăng mộ, Howard trở về nhà và nhận ra rằng con
chim hoàng yến yêu quý của mình đã bị rắn hổ mang ăn thịt. Với người Ai
Cập, rắn hổ mang được coi là biểu tượng của người canh giữ lăng mộ.
Sau
đó “Lời nguyền Pharaoh” lại ứng nghiệm với Carnavon – nhà tài trợ cho
cuộc khai quật hầm mộ. Ông đã qua đời vì một vết muỗi cắn lây truyền
bệnh. Một điều trùng hợp đáng sợ là hai ngày sau khi Carnavon qua đời, xác ướp
Tutankhamun được kiểm tra và người ta đã phát hiện một vết đỏ ở vị trí
tương tự vết muỗi cắn của Carnavon trên khuôn mặt vị vua trẻ.
Dù nhiều
nhà khoa học cho rằng nguyên nhân dẫn đến chuỗi cái chết của những nạn
nhân xấu số là do một loại vi khuẩn lâu năm trong môi trường ẩm ướt của
hầm mộ, nhưng những bí ẩn về một nền văn minh cổ đại vẫn khiến nhân loại
trăn trở với câu hỏi liệu có hay không một lời nguyền trừng phạt của
đấng tối cao?. (Trí thức trẻ)
Post a Comment