Chuyện "gặp người âm, lúc hồn lìa khỏi xác" khi cận kề cái chết
Với nhiều người, cuộc sống sau cái chết luôn là một vấn đề huyền bí. Các nhà khoa học luôn băn khuăn với câu hỏi, điều gì sẽ đến khi con người cận kề với cái chết. Cùng đi tìm lời giải cho bí ẩn này qua bài viết dưới đây.
Lời kể của nhân chứng
Năm
1991, Pam Reynolds - một người dân thuộc thành phố Atlanta, tiểu bang
Georgia đã có một trải nghiệm khó quên. Khi đó, Reynolds đã buộc phải
lên bàn mổ vì chứng phình động mạch não và để đảm bảo an toàn, các bác
sĩ buộc phải rút hết máu trong não. Nói cách khác, não của Reynolds được
đưa vào trạng thái “chết lâm sàng” trong vòng 45 phút.
Thế
nhưng chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu như khi tỉnh lại, Reynolds
không có những phát ngôn "gây shock", rằng cô đã được gặp và trò chuyện
với những "người cõi âm" (cụ thể là người thân đã mất của mình), đồng
thời có thể miêu tả lại chính xác quá trình phẫu thuật của bản thân, kể
cả lúc các bác sĩ cưa hộp sọ của cô (gọi cách khác là "hồn lìa khỏi
xác", phần hồn nhìn thấy phần xác).
Trường
hợp của Pam Reynolds đã được rất nhiều nhà khoa học chú ý đến, vì đây
là sự kết hợp giữa “trải nghiệm cận chết” (NDE) và “trải nghiệm bên
ngoài cơ thể” - out of body experience (OBE). Những trải nghiệm này được
coi là rất bí ẩn, cho dù vào năm 2007, các chuyên gia đã công bố những
nghiên cứu cùng một số lý giải khoa học về cách thức NDE và OBE hoạt
động.
“Trải nghiệm cận chết” và hiện tượng “mắt chuyển động cực nhanh”
Theo
thống kê, có khoảng 18% số người “trở về từ cõi chết” sau một cơn trụy
tim nói rằng, họ vừa trải qua một trải nghiệm cận chết. Với những người
đặt niềm tin vào tín ngưỡng, việc tồn tại sự sống sau cái chết không gây
ngạc nhiên, nhưng với các nhà khoa học đây thực sự là những con số gây
sốc.
Trong khoa học, một bộ não đã chết thì
không thể hình thành những ký úc mới, hay nói cách khác, bộ não đó không
thể nhận thức được nữa. Vậy bằng cách nào những trải nghiệm như NDE có
thể tồn tại?
Các
nhà nghiên cứu ĐH Kentucky (Mỹ) đã nhanh chóng đưa ra một nghiên cứu
nhằm có lời giải thích hợp lý nhất về “trải nghiệm cận chết” NDE. Những
nhà nghiên cứu cho rằng, đây thực chất chỉ là một dạng của hiện tượng
rối loạn giấc ngủ - hiện tượng “mắt chuyển động cực nhanh” (rapid eye
movement- REM).
Nói thêm về REM, giấc ngủ con
người được chia thành 2 loại: REM và non-REM, tạm dịch là “ngủ say” và
“ngủ chập chờn”. Để có giấc ngủ thuộc dạng REM cần ít nhất 4 - 5 tiếng,
mắt người tuy nhắm nhưng di chuyển cực nhanh và chúng ta bắt đầu mơ.
Còn
với NDE, các nhà khoa học cho rằng, lúc này REM đã khiến cho “tinh
thần” tỉnh dậy trước “cơ thể”, cho ảo giác phân tách khỏi bản thân, hay
còn gọi là “hồn lìa khỏi xác”.
Theo
các nghiên cứu, bản chất của NDE là do hiện tượng REM gây nên cho não
khi gặp phải các biến cố như trụy tim. Nếu những gì họ nói là đúng thì
những trải nghiệm này thực chất là do sự rối loạn khi đột ngột bước vào
một trạng thái giống như đang mơ.
Với
giả thuyết này, những bí ẩn của NDE như làm sao con người có thể tiếp
nhận hình ảnh và âm thanh ngay cả khi não đã chết phần nào được giải
đáp. Theo các nhà khoa học, khu vực REM được kích hoạt nằm tại vùng thân
não - khu vực chịu trách nhiệm phần lớn những chức năng cơ bản của cơ
thể.
Vùng thân não
hoạt động gần như độc lập so với các vùng não bộ cao hơn. Vậy nên khi
các vùng khác của não chết, phần thân não vẫn có thể hoạt động và lúc
này REM được kích hoạt, đem lại trải nghiệm cận chết.
Vậy
còn hiện tượng "hồn lìa khỏi xác" (trải nghiệm bên ngoài cơ thể) thì
sao? Liệu hiện tượng này có khác biệt so với NDE và lý giải khoa học của
chúng ra sao?
“Trải nghiệm bên ngoài cơ thể” - OBE cùng vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương
Lý
thuyết về trải nghiệm cận chết nói trên góp phần giải thích nhiều khúc
mắc nhưng chưa đủ. Câu hỏi được đặt ra là bằng cách nào một người có thể
ngắm nhìn cơ thể mình sau khi chết? Đó là nhờ hiện tượng "hồn lìa khỏi
xác" (trải nghiệm bên ngoài cơ thể - out of body experiences - OBE).
Nhiều người cho rằng, OBE chỉ là một phần của trải nghiệm cận chết,
nhưng đã có nhiều báo cáo cho thấy đây là hai hiện tượng khác nhau và có
thể tách rời.
Điều
này chỉ được khám phá ra một cách ngẫu nhiên. Khi khám và tìm nguyên
nhân bệnh cho một bệnh nhân 43 tuổi mắc chứng động kinh, nhà thần kinh
học, giáo sư Olaf Blanke đã thiết lập một bản đồ não bộ.
Ông
sử dụng những điện cực trên từng phần não bộ nhằm xác định chức năng
từng vùng. Và thật tình cờ, khi một vùng não được kích thích, bệnh nhân
ngay lập tức được trải nghiệm OBE và có thể tự nhìn thấy được cơ thể
mình.
Sau
cùng, giáo sư Blanke kết luận rằng, mỗi lần dòng điện đi qua đã tác
động đến “hồi nếp cong” (the angular gyrus) - một phần của vùng tiếp
giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương (the temporal parietal junction -
TPJ), có thể tạo ra OBE.
Hình ảnh miêu tả phần tiếp giáp thùy não.
Theo
giáo sư Blanke, não bộ luôn ngập tràn thông tin, kể cả khi đang ngủ.
Vậy nên, cơ thể người sẽ sớm mất đi sự nhạy bén với các hình ảnh và âm
thanh xung quanh. Vùng não TPJ sẽ góp phần phân loại và sắp xếp các
thông tin nhàm giảm tải cho não bộ.
Vùng
TPJ cũng là vùng kiểm soát sự nhận thức về vị trí của cơ thể. Blanke
tin rằng, chính vai trò này là nguyên nhân tạo ra OBE. Nếu các thông tin
được sắp xếp bởi TPJ, chúng sẽ bị kích thích dẫn đến xáo trộn, giao
thoa nhau - như thông tin về vị trí của cơ thể, tạo ra cảm giác “thoát
xác”, dù chỉ trong một thời gian ngắn.
Giải mã trường hợp bệnh của Pam Reynolds
Những
nghiên cứu trên đã giải thích được hai trải nghiệm OBE và NDE, nhưng
khi kết hợp lại, vẫn chưa đủ để lý giải trường hợp của Pam Reynolds. Như
đã nói ở trên, não bộ của Pam Reynolds được đưa vào trạng thái “chết”
nhưng cô vẫn nhìn thấy cơ thể mình, thậm chí còn giao tiếp với người
thân đã khuất.
Tuy
nhiên, theo lý thuyết, nếu trải nghiệm cận chết được gây ra bởi hiện
tượng “mắt chuyển động nhanh” tác động lên thân não thì trải nghiệm
ngoài cơ thể được kiểm soát bởi vùng não cao hơn - vùng thùy đỉnh và
thùy thái dương TPJ.
Nhưng
vùng TPJ lúc NDE xảy ra được xác nhận đã “chết” nên vùng thượng não lúc
này phải còn hoạt động để OBE có thể xảy ra, và như vậy chúng lại mâu
thuẫn với lý thuyết của NDE. Ngoài ra, để lưu lại các trải nghiệm của
NDE do REM gây nên trong thân não, các vùng não trên như TPJ vẫn phải
hoạt động để xử lý thông tin.
Tạm kết
Dù
sự kết hợp giữa 2 nghiên cứu của ĐH Kentucky (Mỹ) và giáo sư Blanke
nhưng các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được tường tận trường hợp
“trải nghiệm cận chết”, nhưng không có nghĩa những lý thuyết này là sai
lầm.
Bí ẩn hiện nay vẫn còn đó và hy vọng rằng
trong tương lai, các nhà khoa học sẽ sớm giải mã được bí mật này bởi
việc tìm ra nguyên nhân lý giải có thể mở ra một cánh cửa, đưa loài
người tới gần hơn với thế giới siêu linh. (Theo Trí thức trẻ)
Post a Comment