Những thị trấn ma nổi tiếng trên thế giới
Các thị trấn này hoặc vì khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên,
hoặc bị thiên nhiên tàn phá nên ngày nay trở nên hoang vắng và được gắn
với tên gọi "thị trấn ma". Cùng vòng quanh thế giới để ghé thăm những
thị trấn ma nổi tiếng.
. Ryolit, Nevada, Mỹ
Ryolit
là một thị trấn bỏ hoang tại hạt Nye, bang Nevada, Mỹ. Nó nằm trên đỉnh
Bullfrog, khoảng 190km về phía Tây Bắc Las Vegas, gần rìa phía Đông của
Thung lũng Chết.
Vào
năm 1904, tại thị trấn này, người ta đã tìm thấy vàng. Trong vòng 16
năm, thị trấn trở nên hưng thịnh khi hàng ngàn người, nhà đầu tư, thợ
mỏ… đổ xô tới đây, để rồi tất cả chìm vào trong quên lãng khi nguồn vàng
cạn kiệt.
Ngày
nay, công trình còn nguyên vẹn nhất trong thị trấn được xây dựng bởi
30.000 chai bia và những cư dân duy nhất chỉ là những sinh vật bò dưới
mặt đất.
2. Belchite, Tây Ban Nha
Belchite
là một ngôi làng ở tỉnh Zaragoza, phía Đông Bắc Tây Ban Nha. Ngôi làng
này gần như bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc nội chiến 1936-1939.
Sau
năm 1939, một ngôi làng mới được xây dựng cạnh những đống đổ nát của
ngôi làng cũ. Ngôi làng mới này được bảo tồn cho tới ngày nay bởi đây là
lưu giữ những tàn tích còn sót lại của chiến tranh.
3. Flagstaff, Maine, Mỹ
Flagstaff
từng là một thị trấn phát triển, nhưng giờ đã chìm ngập trong nước. Năm
1950, chính quyền địa phương xây dựng đập trên sông Dead để sản xuất
điện.
Theo
dự tính, nước sẽ tràn qua hồ Flagstaff và làm ngập cả thị trấn. Người
dân buộc phải ra khỏi nhà. Hiện giờ cả thị trấn vẫn ngập chìm trong
nước.
4. Sewell, Chile
Sewell
là thành phố khai thác đồng ngầm dưới lòng đất lớn nhất thế giới. Nó
nằm ở độ cao 2.000m so với mực nước biển, trên dãy núi Aldes, gần biên
giới với Argentina và được xây dựng vào năm 1905 bởi công ty khai thác
Braden.
Thành phố là ví dụ nổi bật về hoạt
động khai thác, xử lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả cao ở
một nơi xa xôi, khắc nghiệt, kết hợp lao động địa phương với công nghiệp
hóa.
Sewell
được xây dựng ở một vị trí rất chênh vênh, địa hình dốc. Các phương
tiện di chuyển theo một tuyến đường cầu thang lớn ở trung tâm và một hệ
thống đường sắt.
Dọc
theo tuyến đường là những ngôi nhà bằng gỗ (được sơn màu xanh lá, vàng
và đỏ), cây cảnh và các không gian công cộng của công nhân. Thành phố
phát triển đỉnh cao có tới tận 15.000 công nhân khai thác ở đây, nhưng
đến cuối năm 1970 nó đã bị bỏ hoang.
5. Cahawba, Alabama, Mỹ
Cahawba
đã từng là thủ phủ của bang Alabama, nhưng sau đó đã được thay bằng
Tuscaloosa, do thị trấn này phải hứng chịu lũ lụt triền miên. Cahawba
từng là trung tâm thương mại của Alabama, với ngành nghề sản xuất chính
là cotton.
Tuy
nhiên, sau đó lũ lụt hoành hành khiến nhiều gia đình phải sơ tán. Năm
1900, hầu hết các tòa nhà ở thị trấn đều bị tàn phá vì các trận hỏa
hoạn. Đến năm 1989, chỉ còn ngư dân và những người săn bắn là còn trụ
được. Ngày nay, nơi đây trở thành điểm du lịch "bỏ hoang" lý tưởng của
Alabama.
6. Rabaul, Papua New Guinea
Năm
1994, một vụ phun trào núi lửa đã buộc những người ở thị trấn Rabaul
này phải di chuyển đến vùng Kokopo. Chỉ có vài người còn sống sót trong
những khu phố cổ và một số người ở đây để canh giữ thị trấn khỏi những
vũ cướp bóc.
Đến với thị trấn hẳn bạn sẽ phải kinh ngạc khi thấy gần như toàn bộ thị trấn Rabaul nằm sâu trong vùng tro màu đen của núi lửa.
7. Pyramiden
Pyramiden
là một khu định cư và cộng đồng khoáng sản của người Nga nằm tách biệt
trên quần đảo Svalbard, Na Uy. Nơi đây từng là một khu vực khai thác
than giàu có.
Pyramiden đã
được Liên Xô mua lại vào năm 1927 nhưng bị bỏ hoang trong cuộc khủng
hoảng tài chính Nga năm 1998. Sự ra đi vội vàng của những người dân định
cư ở đây vẫn còn tồn tại tới ngày hôm nay qua nhiều chứng cứ như: giỏ
hàng, cây khô trên ngưỡng cửa sổ, sách vẫn còn trên kệ thư viện...(Theo Trí Thức trẻ)
Post a Comment